Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

Giới thiệu luận văn “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh
Các khu kinh tế cửa khẩu không chỉ là động lực quan trọng phát triển địa phương mà còn là nền tảng phát triển kinh tế quốc gia.
Về khung khổ pháp lý và các chính sách ưu đãi như thuế, phí, vốn… đã được kiện toàn và là cơ hội để các địa phương tạo bước đột phá từ các khu kinh tế cửa khẩu này, tuy nhiên để khai thác hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu cũng còn không ít vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Với hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, phí, sử dụng đất, sau hơn 15 năm kể từ khi thành lập khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên, hầu hết các tỉnh có biên giới đất liền (21/25 tỉnh) đã thành lập khu kinh tế cửa khẩu.
Đến nay, trên toàn quốc có 28 khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích hơn 600.000 ha, thu hút được khoảng gần 70 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 40.000 tỷ đồng. Riêng khu cửa khẩu kinh tế Cha Lo (Quảng Bình) kể từ khi thành lập và chính sách ưu đãi theo Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách và kinh tế tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, năm 2005 mới có 3.541 lượt phương tiện xuất nhập cảnh và chỉ đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN) được 7 tỷ đồng thì đến năm 2011 lượng phương tiện tăng đáng kể là 65.308 lượt và đóng góp cho ngân sách là 161,9 tỷ đồng, tăng gần 23 lần. Nếu như năm 2012, kim ngạch xuất, nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đạt hơn 447 triệu USD thì đến năm 2013, tổng kim ngạch đã đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 260% so với năm 2012. Riêng 8 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013…

Title: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Authors: Nguyễn, Quốc Anh
Keywords: Khu kinh tế;Kinh tế chính trị;Kinh tế cửa khẩu;Việt Nam
Issue Date: 2009
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 111 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/15547

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá cây dâu tằm ( Morus alba L.)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM TRẮNG RỄ DÀI OUDEMANSIELLA RADICATA